RAID là gì?
RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks
RAID sinh ra để giải quyết vấn đề gì?
Mục đích chính của RAID giúp người dùng có thể ghi được dữ liệu lên nhiều hard disks cùng lúc => tăng cao hiệu suất cũng như có khả năng lưu trữ, giảm nguy cơ mất dữ liệu một cách hiệu quả.
Vậy có những loại RAID nào?
1. RAID0
Với RAID0, dữ liệu được lưu trữ đều trên các hard disks. Vì vậy, RAID0 cần tối thiểu 2 hard disks.
Đây là loại được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của hard disks.
Ví dụ: bạn có 100GB dữ liệu cần lưu trữ, và có 2 hard disk. Với RAID0, mỗi đĩa sẽ lưu trữ 50GB, khi dữ liệu được truy suất, sẽ được đọc cùng một lúc=> thời gian đọc nhanh hơn.
Tuy nhiên, do dữ liệu được chia nhỏ và lưu trữ đều trên các đĩa nên khi có một disk bị lỗi => mất dữ liệu. Đây cũng là nhược điểm lớn nhất cả RAID0.
2. RAID1
Đây là raid cơ bản nhất có khả năng bảo toàn dữ liệu. Nó đòi hỏi ít nhất 2 hard disks để làm việc. Ví dụ bạn có 100GB dữ liệu và hai hard disks, khi ghi dữ liệu, 100GB sẽ được ghi trên cả 2 đĩa => khi đọc dữ liệu chỉ cần đọc trên một disk => tấc độ chậm hơn RAID0. Tuy nhiên, khi một disk lỗi, dữ liệu vẫn được lưu trữ trên disk còn lại => giảm khả năng mất dữ liệu.
3. RAID10
Là RAID0+1, vì vậy nó khắc phục hạn chế của hai RAID trên. bạn cần 4 hard disks để làm việc. Hai disk sẽ có tác dụng striping tăng tốc và hai disk có tác dụng lưu trữ.
Hạn chế của RAID10 là cần tối thiểu 4 hard disks => giá thành cao.
4.RAID5
Đây có lẽ là dạng Raid mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 disks. Dữ liệu và bản sao được chia lên tất cả các disks, ví dụ bạn chia dữ liệu thành 8 đoạn và có 3 hard disks. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu=> vừa có khả năng tăng tốc, vừa có khả năng lưu trữ cao và giá thành thấp hơn RAID10.
Như những nhận xét ở trên thì việc đọc và ghi số liệu khi sử dụng RAID1 với hai hard disks là chậm nhất( so với sử dụng các RAID khác). Vậy câu hỏi đặt ra là việc sử dụng RAID1 và đọc, ghi dữ liệu trên các ổ cứng độc lập thì trường hợp nào có tấc độ nhanh hơn?
Câu trả lời của tớ ở đây là khi chúng ta sử dụng raid, việc đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều lần so với việc đọc ghi dữ liệu trên các ổ cứng độc lập.
Đến đây thì có một câu hỏi khác là điều gì cho Raid có khả năng đọc/ chép nhanh hơn là các ổ cứng độc lập?
...............
Đây là những điều cơ bản nhất về RAID và cách thức ghi dữ liệu lên các hard disks.
Rất mong nhận được sự bổ sung kiến thức cũng như góp ý của các bạn trong việc sử dụng các RAID một cách hiệu quả nhất :)
RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks
RAID sinh ra để giải quyết vấn đề gì?
Mục đích chính của RAID giúp người dùng có thể ghi được dữ liệu lên nhiều hard disks cùng lúc => tăng cao hiệu suất cũng như có khả năng lưu trữ, giảm nguy cơ mất dữ liệu một cách hiệu quả.
Vậy có những loại RAID nào?
1. RAID0
Với RAID0, dữ liệu được lưu trữ đều trên các hard disks. Vì vậy, RAID0 cần tối thiểu 2 hard disks.
Đây là loại được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của hard disks.
Ví dụ: bạn có 100GB dữ liệu cần lưu trữ, và có 2 hard disk. Với RAID0, mỗi đĩa sẽ lưu trữ 50GB, khi dữ liệu được truy suất, sẽ được đọc cùng một lúc=> thời gian đọc nhanh hơn.
Tuy nhiên, do dữ liệu được chia nhỏ và lưu trữ đều trên các đĩa nên khi có một disk bị lỗi => mất dữ liệu. Đây cũng là nhược điểm lớn nhất cả RAID0.
2. RAID1
Đây là raid cơ bản nhất có khả năng bảo toàn dữ liệu. Nó đòi hỏi ít nhất 2 hard disks để làm việc. Ví dụ bạn có 100GB dữ liệu và hai hard disks, khi ghi dữ liệu, 100GB sẽ được ghi trên cả 2 đĩa => khi đọc dữ liệu chỉ cần đọc trên một disk => tấc độ chậm hơn RAID0. Tuy nhiên, khi một disk lỗi, dữ liệu vẫn được lưu trữ trên disk còn lại => giảm khả năng mất dữ liệu.
3. RAID10
Là RAID0+1, vì vậy nó khắc phục hạn chế của hai RAID trên. bạn cần 4 hard disks để làm việc. Hai disk sẽ có tác dụng striping tăng tốc và hai disk có tác dụng lưu trữ.
Hạn chế của RAID10 là cần tối thiểu 4 hard disks => giá thành cao.
4.RAID5
Đây có lẽ là dạng Raid mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 disks. Dữ liệu và bản sao được chia lên tất cả các disks, ví dụ bạn chia dữ liệu thành 8 đoạn và có 3 hard disks. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu=> vừa có khả năng tăng tốc, vừa có khả năng lưu trữ cao và giá thành thấp hơn RAID10.
Như những nhận xét ở trên thì việc đọc và ghi số liệu khi sử dụng RAID1 với hai hard disks là chậm nhất( so với sử dụng các RAID khác). Vậy câu hỏi đặt ra là việc sử dụng RAID1 và đọc, ghi dữ liệu trên các ổ cứng độc lập thì trường hợp nào có tấc độ nhanh hơn?
Câu trả lời của tớ ở đây là khi chúng ta sử dụng raid, việc đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều lần so với việc đọc ghi dữ liệu trên các ổ cứng độc lập.
Đến đây thì có một câu hỏi khác là điều gì cho Raid có khả năng đọc/ chép nhanh hơn là các ổ cứng độc lập?
...............
Đây là những điều cơ bản nhất về RAID và cách thức ghi dữ liệu lên các hard disks.
Rất mong nhận được sự bổ sung kiến thức cũng như góp ý của các bạn trong việc sử dụng các RAID một cách hiệu quả nhất :)
bài viết rất tốt, riêng có đoạn này chưa rõ ràng:
Trả lờiXóa, 100GB sẽ được ghi trên cả 2 đĩa => khi đọc dữ liệu chỉ cần đọc trên một disk => tấc độ chậm hơn raid0.
và so với không dùng RAID thì sao?
Chỉnh sửa lại ok thì tạo post mới trên FML nhé