CPU( Center Processing Unit), tạm dịch ra tiếng việt là ' Bộ xử lý trung tâm'
CPU có thể xem như là não bộ, một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình và xử lý dữ liệu. CPU có nhiều hình dạng khác nhau. Đơn giản nhất là chỉ gồm một con chip với hàng chục chân, phức tạo hơn là bao gồm một mạch được cấu tạo từ N con chíp như vậy. CPU xử lý tín hiệu theo chương trình được thiết lập trước. CPU bao gồm CU-Control Unit ( khối điều khiển) và ALU-Arithmetic Logic Unit ( khối tính toán)
1. Khối Điều Khiển (CU - Control Unit)Có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và dieuf khiển hoạt động sử li, được điều khiển chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống( là một mạch có nhiệm vụ đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kì xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (Mhz).
2. Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit)
Chức năng thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.
3. Các thanh ghi (Registers)
Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các dữ liệu , kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC - Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.
4. Tốc độ
Tốc độ xử lý của máy tính chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác như bộ nhớ RAM, bo mạch đồ họa, ổ cứng, v.v..
Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ: pipeline, siêu phân luồng, v.v..
Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ: pipeline, siêu phân luồng, v.v..
Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, v.v..). Đối với các CPU cùng loại, tần số này cao hơn cũng có nghĩa là tốc độ xử lý cao hơn. Đối với CPU khác loại, điều này chưa chắc đã đúng.
Ví dụ: CPU Intel Core 2 Duo có tần số 2,6 GHz có thể xử lí nhanh hơn CPU Intel Pentium 4 3,4 GHz.
Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm - bộ nhớ dùng để lưu các lệnh/dữ liệu thường dùng hay có khả năng sẽ được dùng trong tương lai gần, giúp giảm bớt thời gian chờ đợi của CPU.
Ví dụ: Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống hai nhân mới này cao hơn so với hệ thống hai nhân thế hệ thứ nhất (Intel Pentium D) với mỗi nhân từng bộ nhớ đệm L2 riêng biệt.
CPU có thể xem như là não bộ, một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình và xử lý dữ liệu. CPU có nhiều hình dạng khác nhau. Đơn giản nhất là chỉ gồm một con chip với hàng chục chân, phức tạo hơn là bao gồm một mạch được cấu tạo từ N con chíp như vậy. CPU xử lý tín hiệu theo chương trình được thiết lập trước. CPU bao gồm CU-Control Unit ( khối điều khiển) và ALU-Arithmetic Logic Unit ( khối tính toán)
1. Khối Điều Khiển (CU - Control Unit)Có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và dieuf khiển hoạt động sử li, được điều khiển chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống( là một mạch có nhiệm vụ đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kì xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (Mhz).
2. Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit)
Chức năng thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.
3. Các thanh ghi (Registers)
Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các dữ liệu , kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC - Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.
4. Tốc độ
Tốc độ xử lý của máy tính chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác như bộ nhớ RAM, bo mạch đồ họa, ổ cứng, v.v..
Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ: pipeline, siêu phân luồng, v.v..
Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ: pipeline, siêu phân luồng, v.v..
Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, v.v..). Đối với các CPU cùng loại, tần số này cao hơn cũng có nghĩa là tốc độ xử lý cao hơn. Đối với CPU khác loại, điều này chưa chắc đã đúng.
Ví dụ: CPU Intel Core 2 Duo có tần số 2,6 GHz có thể xử lí nhanh hơn CPU Intel Pentium 4 3,4 GHz.
Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm - bộ nhớ dùng để lưu các lệnh/dữ liệu thường dùng hay có khả năng sẽ được dùng trong tương lai gần, giúp giảm bớt thời gian chờ đợi của CPU.
Ví dụ: Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống hai nhân mới này cao hơn so với hệ thống hai nhân thế hệ thứ nhất (Intel Pentium D) với mỗi nhân từng bộ nhớ đệm L2 riêng biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét