HTML là từ viết tắt cho HyperText Markup Language,
tức là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản. Là một
ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên
các trang web tĩnh.
I – CẤU TRÚC CƠ SỞ CHUNG CỦA MỘT TRANG VĂN BẢN
HTML
1 – Cấu trúc chung
Cấu trúc chung và đơn giản nhất của một trang HTML bao
gồm các phần chính như sau:
<html>
<head>
<title>
Day la tittle trang html
</title>
</head>
<body>
Day la noi dung trang
</body>
</html>
2– Ý nghĩa của các thẻ HTML của trang cơ sở
Từ đây chúng ta bắt đầu làm quen với khái niệm “Thẻ
HTML”, việc nghiên cứu HTML chính là nghiên cứu tác dụng
của các thẻ HTML và những thuộc tính của các thẻ đó
Thẻ HTML được cấu tạo bởi cặp dấu “<”
và “>”, bên trong chúng là chuỗi ký tự được
viết liền nhau xác định tên của chúng (Các thẻ này
không phải do người dùng tự đặt tên, mà do chính ngôn
ngữ HTML đã quy định sẵn, ta chỉ nghiên cứu chúng mà
thôi)
Các thẻ HTML có thể là những thẻ đơn hoặc thẻ kép.
Nếu là thẻ kép thì chúng có thẻ mở và thẻ đóng. Cặp
thẻ này cũng không khác gì so với thẻ đơn về quy tắc
đặt tên thẻ, chỉ khác là thẻ đóng của cặp thẻ này
có thêm ký tự “/” ngay sau ký tự “<”
mà thôi. Ví dụ như <html></html> ở trên
Mỗi một thẻ hay cặp thẻ HTML đều có một tác dụng
riêng, có thể khác nhau hoặc giống nhau ở một mức độ
nào đó khi chúng ta sử dụng chúng trong văn bản. Ví dụ
như chúng tạo ra in đậm, gạch chân, đổi mầu hoặc
nhấp nháy,…
Mỗi một thẻ HTML lại có một hoặc nhiều các thuộc
tính để bổ sung cho thẻ đó thêm nhiều tính năng nữa.
Các thuộc tính được đặt sau tên của thẻ mở và được
phân cách với nhau bởi một khoảng trắng. Cú pháp như
sau:
Cú pháp:
ten_thuoc_tinh = gia_tri_cua_thuoc_tinh
Thẻ <html></html>
Để khai báo bắt đầu một văn bản HTML
Thẻ <head></head>
Khai báo phần đầu của văn bản HTML
Dùng để khai báo các thẻ Script, thẻ Style và các thẻ
khác nữa sẽ được nghiên cứu trong một bài học khác
Thẻ <title></title>
Khai báo tiêu đề của văn bản HTML, phần tiêu đề này
hiển thị ngay tại thanh công cụ của trình duyệt
Thẻ <body></body>
Khai báo phần thân của một văn bản HTML, đây là vùng
làm việc chính của chúng ta.Trong thẻ này chúng ta nghiên cứu 2 thuộc tính cơ bản
của nó đó là
Bgcolor: Mầu nền trang HTML. Giá trị của nó mà các
bạn có thể sử dụng đó là tên mầu hoặc mã mầu
Background: Ảnh nền của trang HTML. Giá trị của nó
chính là đường dẫn đến File ảnh mà các bạn muốn
sử dụng là ảnh nền
II – XUỐNG DÒNG, CHIA ĐOẠN, KẺ NGANG TRONG HTML
1 – Thẻ xuống dòng
Khi bạn đánh máy một văn bản trong một chương trình
soạn thảo văn bản nào đó, bạn có thể chỉ cần bấm
phím Enter để kết thúc một dòng hay một đoạn
văn, nhưng bạn sẽ cần phải làm nhiều thao tác hơn khi
bạn muốn phân định riêng các đoạn văn khác nhau trong
một trang Web. Browser tự động bỏ qua các mã xuống dòng
bình thường. Vì vậy bạn phải viết thêm thẻ <P>
để phân đoạn hay viết thẻ <BR> tại vị trí
cụ thể mà bạn muốn xuống dòng.
Thẻ <p>: Chúng ta sử dụng thẻ đơn này để
xuống dòng và cặp thẻ để định nghĩa một đoạn văn
Thẻ <br>: Dùng để xuống dòng trong một đoạn
văn bản
3.
Thẻ <hr>: đường kẻ ngang
size: Độ dày của đường kẻ. Giá trị thường
được tính theo Px
width: Độ dài cua đường kẻ. Giá trị thường
được tính theo Px hoặc %
color: Màu của đường kẻ. Giá trị có thể sử
dụng là mã màu hoặc tên màu
align: Vị trí của đường kẻ. Giá trị có thể
sử dụng đó là: Left, Right, Center
4.
Thẻ <ul></ul>, <li></li>:
Danh sách không có trật tự
5. Thẻ <ol></ol>, <li></li>: Danh sách có trật tự
6. Thẻ <pre></pre>: giữ nguyên theo kiểu nhập văn bản
7. Thẻ <b></b>: Làm đậm
8. Thẻ <i></i>: Làm nghiêng
9. Thẻ <u></u>: Gạch chân
10. Thẻ <s></s>: Gạch ngang qua một ký tự
11. Thẻ <sub></sub>: Đưa một ký tự thụt
xuống dưới ½ của dòng
12. Thẻ <sup></sup>: Đưa một ký tự trồi
lên trên ½ của dòng